• Cổng thông tin việc làm Việt Nam
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Thuận
  • Giới thiệu
  • Việc tìm người
  • Người tìm việc
  • Bảo hiểm thất nghiệp
  • Văn bản
  • Tin tức
  • Xuất khẩu lao động
  • Sàn việc làm
Chuyên mục
  • Thông báo của trung tâm
  • Thông tin thị trường lao động
  • Thông báo tuyển dụng
  • Tin tức chung
  • Tư vấn, giới thiệu việc làm
  • Thống kê
    30 việc làm đang tuyển dụng
    350 hồ sơ ứng viên
    • Nhà tuyển dụng hàng đầu
    • Native UI Extensions for ASP.NET MVC
    • The UI suite that brings LOB applications to the RIA world
    • The desktop interfaces of tomorrow
    • Classic Windows Forms, Stunning Visual Effects
    • The Easiest Way to Create and Style Reports
    • ORM and Beyond
    • Advanced point-and-click web application testing tool
    • Advanced point-and-click web application testing tool
    • JustCode
        
    • Cẩm nang người tìm việc
    Quay lại
    Bí quyết “sống sót” qua giai đoạn thử việc
    Ngày cập nhật: 07/11/2012
    Xin chúc mừng bạn vì cuối cùng đã tìm được một công việc ưng ý. Thế nhưng một thử thách nữa lại đang chờ bạn phía trước, đó là giai đoạn thử việc.

    Bí quyết “sống sót” qua giai đoạn thử việc
     
    Thông thường, trước khi ký hợp đồng lao động dài hạn, các công ty thường yêu cầu nhân viên thử việc 1- 3 tháng. Họ sẽ quan sát cách bạn tương tác với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và cấp trên. Họ kiểm tra năng lực và thái độ làm việc của bạn. Dưới áp lực này, bạn có thể cảm thấy rất căng thẳng và dễ mắc sai lầm.

    Để “sống sót” qua giai đoạn thử thách khó khăn này, bạn có thể thực hiện một số bí quyết sau:

    Tìm hiểu nội quy công ty

    Là nhân viên mới, điều đầu tiên bạn nên làm là nghiên cứu nội quy của công ty. Đọc và hiểu mọi quy định của công ty giúp bạn cư xử và thể hiện một cách chuẩn mực nơi công sở. Đồng thời, bạn sẽ không “mất điểm” và làm lãng phí thời gian của sếp bằng những câu hỏi “nghờ ngệch” như thời gian bắt đầu và kết thúc ngày làm việc, giờ ăn trưa…  

    Quan sát

    Hãy sử dụng tai mắt của mình để phân biệt những điều nên và không nên làm ở công sở cũng như những quy tắc “bất thành văn”. Chẳng hạn, cách mọi người gọi sếp bằng tên hay họ cũng như phong cách làm việc, giao tiếp của sếp. Sếp thích liên lạc qua điện thoại, email hay gặp mặt trực tiếp hơn…?

    Ngoài ra, hãy quan sát cách ăn mặc của mọi người. Sẽ không có vấn đề gì nếu công ty quy định nhân viên phải mặc đồng phục. Nhưng nếu không, bạn cần điều chỉnh cách ăn mặc cho phù hợp với văn phòng. Ăn mặc quá “sành điệu khác người” hay lôi thôi sẽ khiến tạo dựng một hình ảnh kém chuyên nghiệp trong mắt sếp và đồng nghiệp.

    Cố gắng thoải mái

    Phải thể hiện tốt giữa rất nhiều con mắt đang đổ dồn vào mình sẽ làm gia tăng căng thằng cho bạn. Nhưng hãy cố gắng bình tĩnh và thể hiện tốt nhất con người mình. Đừng để mọi người nhận thấy bạn đang lo lắng, căng thẳng. Họ sẽ cho rằng nguyên nhân của trạng thái không thoải mái đó là bạn thiếu năng lực hoặc khó thích nghi với môi trường làm việc.

    Không nói quá nhiều

    Giai đoạn thử việc là thời gian để học hỏi. Hãy thoải mái đặt câu hỏi nhưng đừng áp đặt ý kiến của bạn lên người quản lý hay đồng nghiệp về cách thực hiện công việc tốt nhất. Thậm chí nếu công việc cũ của bạn khá tương đồng với những gì hiện bạn phải làm, hãy nhớ rằng mỗi công ty có quy tắc, văn hóa và cách làm riêng. Công việc của bạn là học văn hóa của công ty mới và thích nghi với nó. Hãy hạn chế hay tránh nói về công việc cũ.

    Bạn sẽ làm phật lòng sếp và đồng nghiệp nếu cứ ca ngợi công việc/ công ty cũ tốt đẹp ra sao. Họ sẽ cho rằng bạn không biết cách tương tác với sếp, đồng nghiệp mới và không muốn tiếp tục cộng tác với bạn.

    Luôn luôn đúng giờ

    Không bao giờ đi làm muộn, đặc biệt trong giai đoạn thử việc. Trong giai đoạn này, một chút chậm chễ có thể kết thúc mối quan hệ của bạn với công ty. Thậm chí, bạn nên đến công ty sớm hơn 15 phút để chứng tỏ sự nhiệt tình, đam mê của mình với công việc.

    Chủ động

    Bạn không nên thụ động chờ đợi cho tới khi có người tới chỗ bạn và giao việc hay hướng dẫn. Thay vào đó, hãy chủ động nói chuyện với người giám sát về nhiệm vụ của bạn. Nếu sếp và đồng nghiệp đều đang quay cuồng bận rộng với công việc, hãy lên tiếng đề nghị trợ giúp họ. Bạn cũng có thể đi đổ thùng rác nếu nó đầy hoặc đi lấy nước uống hộ đồng nghiệp. Đừng cho rằng đây là công việc chân tay và không có trong hợp đồng lao động, những việc đó để chứng tỏ với mọi người rằng bạn sẵn sàng là một thành viên trong nhóm.

     

    Vũ Vũ

    Theo Yahoo


    Người viết : nguyensang
    Tin khác
    Những điều không nên làm khi thôi việc
    Những sai lầm phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn
    Những chiêu “độc và lạ” khi tìm việc
    4 sai lầm cần tránh khi đi công tác cùng sếp
    Xây dựng giá trị bản thân
    8 cách “đánh bại” áp lực công việc
    Đến với nghề “chiều khách”
    KHƠI NGUỒN NĂNG LƯỢNG BẢN THÂN
    Công việc mới và những thành công mới!
    Để giao tiếp - Ứng xử thành công
    TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NINH THUẬN
    Sàn giao dịch việc làm
    Kết quả phiên giao dịch
    Quy trình tổ chức
    Nội quy
    Người tìm việc
    Quản lý hồ sơ
    Tìm việc làm
    Tư vấn việc làm
    Việc tìm người
    Quản lý tuyển dụng
    Tìm ứng viên
    Tư vấn tuyển dụng
    Thông tin liên lạc
     
      Trợ giúp - hướng dẫn
      Góp ý/Phản hồi
      Câu hỏi thường gặp
    Doanh nghiệp tham gia: 98    |    Việc làm: 30    |    Người tìm việc: 350    |    Online: 0    |    Lượt truy cập: 2710363
    @ 2012 - TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NINH THUẬN
    Allright reserved
    182/1 Thống Nhất. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận
    Số điện thoại: 068. 3823190 Ext
    Hỗ trợ trực tuyến
    Hỗ trợ Online
    TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NINH THUẬN